KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

       

GIÁO

 

 

 

       

 

 

 

 

           « GIáo » được xếp hạng thứ tư trong Thập-Bát Ban Võ-Nghệ, chung với « Thương » và « Mác ».

        Đó là thứ binh-khí cổ xưa phôi-thai từ Thương nhưng lưỡi hẹp hơn lưỡi Thương, và xuất-hiện từ « Thời-đại Xuân-Thu - 春 秋 時 代 » (722-481 trước CN).

 

Lưỡi Giáo của Ngô-Vương Phù-Sai
Thời-đại Xuân-Thu (722-481 trước CL)
khai-quật tại Giang-Lăng năm 1983
dài 29,5 cm.

           

           Vào thời-đại Văn-Hóa Đông-Sơn, thì Giáo vẫn đặc-biệt được thiết-kế để Chém nhiều hơn là Đâm.

 

Lưỡi Giáo của Nước Văn-Lang
Văn-Hóa Đông-Sơn
(700 trước CN~100 CN)

(Tín-Dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

           Đến thời-đại sau, thì Giáo được đặc-biệt thiết-kế để Đâm nhiều hơn.


« Mũi Giáo thời Nhà Tây-Sơn (1778-1802) »
- Di-tích Lịch-Sử Trận Rạch Gầm và Xoài Mút -


(Tín-dụng Ảnh : Báo Bình-Định)



          Giáo dùng ngoài Sa-Trường cho Bộ-Binh có Cán dài đến 6 m, gọi là « Giáo Trường » ; còn Giáo dùng trong Làng Xả thì có cán dài khoảng 2,40 m và gồm có Hai Loại :

          1 - Loại cán được làm bằng Tre Tầm-Vông vót đầu nhọn hoặc có gắn lưỡi Giáo gọi là « Giáo Sào ». Trong cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Mai Xuân Thưởng, nghĩa binh đã dùng Giáo sào để phòng thủ căn cứ quân sự tại Thứ Hương Sơn.

          2 - Loại cán được làm bằng Tre Vầu, nên có tên gọi là « Giáo Vầu », một Binh-Khí Cán Dài thuộc về « Loại Binh-Khí Đặc-Biệt » có tên gọi là Lang-Tiển ( 狼筅 ). Đây là một Vũ-Khí lừng danh qua bao trận chiến bảo-vệ xóm làng chống quân xâm-lăng, đến nỗi Triều Nhà Minh đã phải thâu-nạp ghi chép vào quyển Võ-Bị Thư...

Giáo Tre Vầu
« Lang-Tiển »
( 狼筅 )

 

           Người ta còn phân-thứ Giáo ra làm Ba Loại chính :

            1 - Giáo Sóc : chuyên dùng để đâm nhiều hơn là chém. Tuy lưỡi Giáo-Sóc không bì được với lưỡi Mâu khi chiến đấu với Thuẫn, nhưng lại rất lợi hại đối với Kị-Binh.

« Giáo-Sóc »
Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường.


(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)



                    2 - Giáo Đao : chuyên dùng để chémđâm. Loại Giáo-Đao này còn được gọi là « Phác-Đao (撲 刀) », và gồm có nhiều thứ như « Cữu-Hoàn Phác-Đao », « Kim-Tiền Phác-Đao », v.v.

« Giáo-Đao », còn được gọi là « Phác-Đao - »
Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường.

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)


« Cữu-Hoàn Giáo-Đao », còn được gọi là « Cữu-Hoàn Phác-Đao - »
Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường.

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)


« Kim-Tiền Giáo-Đao », còn được gọi là « Kim-Tiền Phác-Đao - »
Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường.

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)


« Phác-Đao - 撲 刀»
Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường
.

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)



                    3 - Giáo Mác : chuyên dùng vừa để chém vừa để đâm, nhưng để chém nhiều hơn là đâm.
           Đây là món Binh-Khí rất lợi-hại khi được dùng chung với Thuẫn. Trong trường-hợp này, lưỡi Giáo-Mác được tra vào cán ngắn hơn.

           Môn-Sinh Võ Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần biết phân-biệt giữa Giáo-Mác (cán dài) và cây Mác (cán ngắn hơn nhiều) như : « Mác Vót », « Mác Đầu Ná », « Mác Đầu Lương », « Mác Lá Tranh » và nhất là cần biết phân-biệt với cây " Mác dùng đâm trâu " của Dân-Tộc miền Cao-Nguyên Việt-Nam bị gọi sai lạc tên vì sự lẫn-lộn giữa cây Sóc và cây Mác.

« Giáo-Mác » Đại-Việt.

(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)

 

           Lúc sau này, người ta còn chế thêm một loại Giáo thứ tư nữa, đó là :

                   4 - Giáo Rìu: chuyên dùng vừa để chém vừa để đâm. Tuy-nhiên những loại Giáo-Rìu này là thuộc về Loại «Binh-Khí Sắc Bén» còn bị võ-đoán gọi một cách sai-lầm là « Thiên-Phủ-Giáo () » thuộc về Loại «Binh-khí Chấn-Nện».

           Loại « Giáo-Rìu » này - còn gọi là « Sóc-Rìu » - có nhiều kiểu-mẫu, tuy có vẽ dường-như lợi-hại hơn loại Giáo Sóc nhưng chung-qui vẫn không đạt được hiệu-năng khắc-chế quân địch mặc giáp-trụ đan bằng mây như loại Thiên-Phủ-Giáo đích-nhiên, cũng không có tầm công-phá sát-thương ngang hàng được với loại Đại-Phủ-Việt ngoài chiến-trường thuở xưa.

« Giáo-Rìu », còn được gọi là « Sóc-Rìu ».
(Thế-Kỷ 19)

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)


       Đó cũng là trường-hợp của loại Rựa Quéo có tra cán dài phỏng-chế từ loại Rựa Quéo ở nông-thôn, không hề sở-hữu một bài Thiệu nào cả, mà nếu có thì bất quá cũng chỉ là bài Thiệu ngụy-chế ngày nay, và cũng không thể nào so-sánh được với loại Siêu-Đao.
       Rựa Quéo được sủ-dụng trong phong trào Cần Vương chống Pháp mà nhờ nó chiến-sĩ Võ Trứ tại Phú Yên đã lừng danh với tài múa đánh Rựa Quéo. Và những kẻ Việt-gian đã mệnh danh Ông là "Giặc Rựa Quéo" hoặc có khi là "Giặc Thầy Chùa".

« Rựa-Quéo » Phú-Yên, miền Đất Võ Bình-Định.

(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)

 

           Giáo thuộc về loại binh-khí vừa dùng cho Kị-binh và vừa dùng cho Bộ-binh ; điều khác-biệt là chiều dài của cán Giáo. Cán Giáo của Bộ-Binh thì dài hơn cán Giáo của Kỵ-Binh rất nhiều.

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN-ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.